Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố vô hình nhưng đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh và tuyển dụng nhân sự. Vậy nhà lãnh đạo cần biết những gì để có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả nhất?
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp tiếng anh là “corporate culture” là một khái niệm rất quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện đại, bởi nó ảnh hưởng đến hành vi, thái độ và hiệu quả của mỗi thành viên trong một tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt và độc đáo của mỗi doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Hiểu đơn giản, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa của một doanh nghiệp được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó hình thành nên các quy tắc ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, chi phối suy nghĩ, hành vi, thái độ của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.
Do đó, văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một doanh nghiệp, tạo ra khác biệt so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Xem thêm các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
1.1 Văn hóa doanh nghiệp có phải là văn hóa công ty không?
Trước khi so sánh bạn cần hiểu được văn hóa công ty là gì? Theo đó, văn hóa công ty là những giá trị, niềm tin, thái độ, hành vi và phong cách làm việc của một công ty cụ thể. Văn hóa công ty thể hiện bản sắc riêng biệt của mỗi công ty, tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường. Văn hóa công ty cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng, gắn bó và năng suất của mỗi nhân viên trong công ty.
Vậy văn hóa doanh nghiệp có phải là văn hóa công ty không? Câu trả lời là không. Mặc dù có những điểm giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi của một tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên lại không giống nhau ở chỗ văn hóa công ty là khái niệm rộng hơn, bao gồm cả các yếu tố vô hình và hữu hình của một công ty cụ thể, trong khi văn hóa doanh nghiệp là khái niệm hẹp hơn, chỉ tập trung vào các giá trị văn hoá được xây dựng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm các cách tra cứu thông tin doanh nghiệp mới nhất tại đây
1.2 Văn hóa doanh nghiệp gồm những gì?
Hiện nay, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên 2 yếu tố chính là định hướng chiến lược của công ty và những giá trị mà công ty đang sở hữu. Cụ thể:
1) Định hướng chiến lược của công ty là các mục tiêu rõ ràng mà công ty đặt ta, bao gồm mục tiêu xuyên suốt và mục tiêu ngắn hạn.
– Các giá trị cốt lõi, triết lí, chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp
2) Những giá trị mà công ty sở hữu bao gồm đội ngũ nhân sự, môi trường làm việc, văn hóa giao tiếp công sở, hình thức và phương pháp làm việc, khách hàng. Cụ thể:
– Các sản phẩm hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
– Cách tổ chức, quản lí và giao tiếp của doanh nghiệp.
– Các biểu tượng, logo, slogan, lễ nghi và lễ hội của doanh nghiệp.
– Cách ăn mặc, đồng phục và thái độ ứng xử của các thành viên doanh nghiệp.
1.3 Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Vì văn hóa doanh nghiệp có những lợi ích sau:
– Giúp củng cố quyết định cho doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định khó khăn, văn hóa doanh nghiệp thể hiện thái độ của doanh nghiệp đó, nếu sản phẩm của doanh nghiệp không tốt thì thái độ nhận sai sẽ chiếm được sự cảm thông từ phía khách hàng.
– Giúp đối tác nhận diện công ty một cách rõ ràng hơn và chi tiết hơn. Ví dụ giá trị cốt lõi của một công ty thành công thể hiện ở cách họ phục vụ khách hàng đây chính là “tinh thần phục vụ”.
– Giúp hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là nền tảng để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, đóng góp nhiều nhất của công ty. Bởi lẽ, trên thực tế, hầu hết các ứng viên đều quan tâm đến hình ảnh công ty, giá trị đạo đức và văn hóa của công ty.
Văn hóa doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, sự gắn kết, sự sáng tạo và uy tín của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh sẽ có phong cách và bản sắc riêng biệt, thu hút và giữ chân được những nhân viên và khách hàng tốt nhất.
1.4 Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp của Công ty Phát triển công nghệ Thái sơn như sau:
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn
Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống Việt Nam và văn hóa hiện đại, sáng tạo và chuyên nghiệp. Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn luôn tôn trọng và giữ gìn những giá trị cốt lõi của dân tộc như lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng tự trọng, lòng biết ơn và lòng hiếu thảo. Đồng thời, công ty cũng không ngừng đổi mới và phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho khách hàng, đối tác và xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn cũng được thể hiện qua các yếu tố sau:
– Tầm nhìn: Công ty Phát triển Công nghệ Thái sơn có tầm nhìn trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm trong lĩnh vực hành chính công, hóa đơn điện tử, thuế điện tử, bảo hiểm điện tử và các dịch vụ số khác. Công ty cũng mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam và quá trình chuyển đổi số quốc gia.
– Sứ mệnh: Công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn có slogan là “Tin Cậy – Tận Tình – Chuyên nghiệp” với sứ mệnh mang lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Công ty cũng cam kết tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và thân thiện cho nhân viên, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
– Giá trị cốt lõi: Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn có bốn giá trị cốt lõi là: Khách hàng là trên hết, Chất lượng là uy tín, Đổi mới là sức sống và Con người là tài sản. Các giá trị này được nhắc nhở và tuân thủ bởi toàn bộ nhân viên trong mọi hoạt động của công ty.
– Phong cách làm việc: Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn có phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và linh hoạt. Công ty luôn tập trung vào kết quả, không ngừng cải tiến và học hỏi. Công ty cũng khuyến khích sự giao lưu, hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa các bộ phận và cá nhân. Công ty cũng coi trọng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tạo ra những hoạt động ngoại khóa và văn hóa vui chơi cho nhân viên.
Xác định giá trị cốt lõi là bước quan trọng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp chi tiết 2023
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình lâu dài và phức tạp, không thể thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Dưới đây là 11 bước giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả nhất.
2.1 Tìm hiểu về môi trường chiến lược doanh nghiệp trong tương lai
Để xây dựng được chiến lược thị trường phù hợp nhất, doanh nghiệp cần đánh giá yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh nghiệp trong tương lai. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp như: tài chính, nhân lực, marketing, tỷ lệ lãi suất, lạm phát…
Trong giai đoạn hiện hay, chiến lược thay đổi rõ ràng nhất mà các doanh nghiệp đang áp dụng là lấy khách hàng làm trung tâm.
2.2 Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Đây là bước quan trọng nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Bởi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được coi là tiêu chuẩn để điều chỉnh các hành vi, quan điểm nhằm đạt được tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi chính là linh hồn của doanh nghiệp, hiện nay, giá trị cốt lõi của các doanh nghiệp thường tập trung vào nhân viên và khách hàng.
2.3 Xây dựng tầm nhìn
Tầm nhìn là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai, là định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mặc dù có thể doanh nghiệp mong muốn xây dựng hoàn toàn khác biệt với doanh nghiệp đang có, tuy nhiên, việc xác định rõ ràng tầm nhìn sẽ giúp nhà lãnh đạo từng bước tiếp cận doanh nghiệp mà mình sẽ vươn tới dễ dàng hơn.
2.4. Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp
Đây là bước rất khó khăn với các doanh nghiệp, bởi văn hóa là yếu tố vô hình, dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, nếu lấy khách hàng làm trung tâm, nếu lấy chỉ số hài lòng và trung thành của khách hàng làm tiêu chí đánh giá thì việc xác định thực trạng doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.
2.5. Thu hẹp khoảng cách giữa cái đang có và cái mong muốn
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, để thu hẹp khoảng cách giữa điều doanh nghiệp đang có và điều doanh nghiệp mong muốn, có thể đánh giá theo 4 tiêu chí sau:
-
Phong cách làm việc
-
Quyết định dựa trên tiêu chí nào
-
Phong cách giao tiếp
-
Phong cách ứng xử.
2.6 Xác định vai trò của lãnh đạo
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo là người có trách nhiệm trong việc xây dựng tầm nhìn, truyền cảm hứng cho nhân viên để họ hiểu đúng, từ đó tin tưởng và cùng nỗ lực thực hiện. Ngoài ra, lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ nỗi lo sợ của nhân viên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.
2.7 Lập kế hoạch hành động
Lập kế hoạch cụ thể gồm: Mục tiêu, hoạt động, thời gian, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm của từng cá nhân. Xác định rõ: mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn, nguồn lực cần thiết càng chi tiết càng tốt.
2.8 Tạo động lực cho sự thay đổi
Sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân viên. Do đó, cần giúp nhân viên hiểu được sự thay đổi đó sẽ mang lại những điều tích cực như thế nào? Vai trò của nhân viên trong việc đóng góp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp ra sao? Từ đó, tạo động lực trực tiếp cho từng cá nhân thực hiện theo kế hoạch.
Khích lệ đúng lúc sẽ tạo động lực để nhân viên phấn đấu
2.9 Khích lệ, động viên nhân viên
Đây là một trong những bước khó khăn bởi việc đưa nhân viên ra khỏi vùng an toàn của họ chắc chắn không dễ dàng. Do đó, người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ sẽ tăng lên trong quá trình thay đổi.
2.10 Thiết lập cơ chế khen thưởng phù hợp
Cơ chế khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo từng giai đoạn. Các phần thưởng về vật chất và tinh thần sẽ là động lực để nhân viên cảm thấy được công nhận, được tiếp thêm động lực hoàn thành tốt công việc của mình.
2.11 Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi
Văn hoá doanh nghiệp không phải là bất biến. Do đó, chủ doanh nghiệp cần liên tục đánh giá hiệu quả, sự tác động của văn hóa doanh nghiệp để thiết lập các chuẩn mực mới phù hợp cho phù hợp.
Trên đây là các bước cơ bản để xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp. Doanh Nhân Hiện Đại hy vọng bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hoá cho mình.